Nguyên lý âm dương trong thực dưỡng Ohsawa

8:32:00 AM

 PHẦN 1 - Nguyên lý Âm và Dương trong Thực dưỡng Ohsawa


Điều cần biết trước khi nấu ăn!

Nguyên lý âm dương

Trong vạn vật đều tồn tại hai thứ đó là: Dương và Âm
Có Nam và nữ . Có mùa hè và mùa đông. Có Hoạt động và đứng yên.

Theo quan niệm của phương đông mọi thứ tồn tại trong vũ trụ đều chứa hai phần đối nghịch nhau và được phân thành Âm và Dương.
Thế giới vật chất bắt nguồn từ vô cực. Vô cực tại một thời điểm nào đó tách ra làm hai do lực âm và lực dương. Hai lực này luôn luôn có xu hướng hợp nhất lại để hoàn thiện sự thiếu sót, chúng đối nhau nên bên này sẽ chứa những yếu tố bên kia thiếu. Và nhờ vào sự tương tác này, tất cả mọi hiện tượng của vũ trụ hiện hữu và duy trì sự vận động 1 cách tương đối.
Trong nấu ăn âm tính và dương tính cũng rất được coi trọng để tạo ra món ăn ngon phù hợp với từng cơ thể của mỗi người.
Một món ăn được coi là ngon lành phải đạt được sự cân bằng giữa hàn, nhiệt, ôn, bình, nói chung là giữa âm và dương. Sử dụng đúng cách các gia vị có hương vị làm dấy lên mùi thơm ngon, vừa có tác dụng kích thích dịch vị, vừa có tác dụng trung hòa hàn nhiệt, cân bằng âm dương, người ăn không phải chịu những phản ứng phụ có hại.
Ở những vùng có khí hậu lạnh (âm) sinh ra các loại động vật và thực vật dương. Ngược lại, những nơi có khí hậu nóng (dương) lại sinh ra các loại động vật, thực vật âm.
Người mang tính âm thường có biểu hiện trầm lặng, u ám trái ngược với người mang tính dương thường có biểu hiện khỏe mạnh, tươi vui tràn đầy sức sống. 
Ngày mưa mang tính âm, ngày nắng mang tính dương.
Mùa đông khí hậu âm tính nên nấu những món ăn dương tính sẽ ngon hơn. Mùa hè khí hậu dương tính thì những món ăn âm tính sẽ ngon hơn.  
Đối với người có cơ thể nóng tức là thể chất mang tính dương thì ăn những món ăn âm sẽ tốt hơn, đối với người cơ thể lạnh tức là thể chất mang tính âm thì ăn những món ăn dương sẽ tốt hơn. 
Khi làm theo cách này, chúng ta có thể tự nấu những món ăn ngon, phù hợp và đảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người phải không nào !

  • Định nghĩa âm và dương: 

Âm và dương tách ra từ vô cực. Sự phân tách này làm vô cực trở nên tương đối và chia tách. 

  • Âm hút dương, dương hút âm.

Ví dụ: Xắt cà rốt thành miếng nhỏ rồi bỏ muối vào. Nước từ trong củ cà rốt bị rút ra. Đây chính là hiện tượng dương tính của muối đã hút âm tính của nước.

  • Âm đối âm, dương đối dương.

Ví dụ: Khi nấu đậu đỏ trong lúc hạt đậu vẫn còn cứng thì cho muối vào khi đó không thể nấu mềm hạt đậu ra được nữa. Đây chính là hiện tượng dương tính của hạt đậu đã đối nghịch với dương tính của muối.

  • Âm đến tột cùng thì sinh ra dương, dương đến tột cùng thì sinh ra âm.

Ví dụ: Ở những nước nóng, cà phê mang âm tính mạnh. Uống vào sẽ trở nên mất ngủ. Mất ngủ là do thể hiện của dương tính nguyên nhân là do hiện tượng âm tính quá mạnh của cà phê đến cuối cùng đã trở thành dương tính.
Người có khuynh hướng chứa tính dương khi ăn nhiều đồ ăn cực dương sẽ sinh ra tình trạng bệnh âm tính cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi. Một người ăn quá nhiều thịt đạm động vật ăn thức ăn dương nên bị bệnh tiểu đường, bệnh gút là bệnh âm tính. 

  • Không có cái gì tuyệt đối âm hoặc tuyệt đối dương. Dù mức độ âm dương khác nhau nhưng trong mọi thứ đều tồn tại cả âm và dương.

Ví dụ: Người luôn tươi vui (dương) nhưng lại dễ khóc vì thứ gì đó (âm).
Trái ngược lại, người luôn ôn hòa, điềm đạm (âm) nhưng lại dễ tức giận gay gắt vì lí do nào đó (dương) 
Trong tất cả mọi thứ đều không có thứ gì âm dương bằng nhau. Dù là thứ gì, thì nhất định sẽ có thứ âm hơn hoặc thứ dương hơn.

Âm dương trong mọi vật:
Tùy từng đối tượng mà âm dương khác nhau, dưới đây là bảng đánh giá tính âm trội hơn hoặc tính dương trội hơn. Trong môi trường dương tính thì vật âm tính phát triển hơn.Trong môi trường âm tính thì vật dương tính phát triển hơn 

STT

ÂM

DƯƠNG

1

Nhiều kali    

Nhiều Natri

2

Lực ly tâm mạnh    

Lực hướng tâm mạnh       

3

Phân tán   

Tập trung   

4

Lạnh, mát

Nóng, ấm

5

Hướng ra ngoài

Hướng vào trung tâm

6

Vươn trồi lên trên

Đâm xuống lòng đất

7

Ở trên mặt đất phát triển lên thẳng     

Ở trên mặt đất phát triển sang ngang       

8

Ở lòng đất phát triển sang ngang    

Ở lòng đất phát triển thẳng       

9

Đất nóng, ấm 

Đất lạnh, ẩm

10

Phát triển nhanh    

Phát triển chậm       

11

Nước nhiều    

Nước ít       

12

Rỗng

Đặc

13

To

Nhỏ

14

Cao

Thấp

15

Dài

Ngắn

16

Thon

Tròn

17

Mềm

Cứng

18

Nhẹ

Nặng

19

Màu nhạt

Màu đậm

20

Lạnh

Nóng

21

Lỏng

Rắn

22

Nhũn

Cứng

23

Dính

Trơn

24

Trái

Phải

Âm dương của đồ ăn:

Toàn bộ đồ ăn được phân theo tiêu chuẩn tính chất, mùi vị và màu sắc, được sắp xếp khái quát theo như bảng dưới đây. Ăn chủ yếu những đồ ở giữa là rất tốt cho việc bảo vệ tim mạch và cơ thể. Từ nấm đến muối biển trong phạm vi bảng dưới đây rất quan trọng cho sự tuần hoàn của tim mạch. Nếu không ăn các loại cá cũng được nhưng nếu thỉnh thoảng ăn thì nên ăn số lượng ít. Tuy nhiên người có khuynh hướng dương tính thì  kiêng sẽ tốt hơn. Hoa quả với người khuynh hướng âm tính thì không tốt nhưng với người dương tính thì rất tốt.

Âm : đường trắng -> giấm -> đường tinh luyện -> rượu -> dầu ăn ->  mật ong -> hoa quả -> nấm -> đậu phụ -> nước -> hạt> đậu -> rau -> rong biển -> ngũ cốc -> sò hến -> cá sông -> xì dầu -> tương đậu miso -> cá biển -> muối biển -> chim -> bò lợn -> trứng -> muối tinh chế : Dương

  • Âm dương của vị:

Ví dụ: độ ngọt của cơm so với độ đắng của cơm cháy thì cơm cháy mang dương tính hơn
Âm: Cay -> chua -> ngọt -> mặn -> đắng -> Chát : Dương

  • Âm dương của màu sắc:

Ví dụ: Cà rốt màu đỏ thì dương tính hơn rất nhiều so với cà tím. Người da đen dương tính hơn so với người da trắng.
Âm : Tia cực tím -> tím -> chàm -> xanh da trời -> xanh lá cây -> trắng -> vàng -> cam -> đỏ -> nâu -> đen -> tia hồng ngoại: Dương

  • Tính chất âm dương trong người:

Bản thân mỗi người có thể mang tính dương hoặc tính âm. Dựa vào tiêu chuẩn dưới để biết tình trạng cơ thể mang khuynh hướng âm hay dương. Vì cơ thể thay đổi hàng ngày nên thỉnh thoảng hãy kiểm tra để có lựa chọn phù hợp với bữa ăn chính và phụ. 

STT

ÂM

Dương

1

Hoạt động chậm

Hoạt động nhanh

2

Giọng cao

Giọng thấp

3

Bình tĩnh

Nóng nảy

4

Yếu đuối, dễ khóc

Cứng rắn, mạnh mẽ

5

Chậm chạp

Nhanh nhẹn

6

Dễ cảm thấy đau

Khó cảm thấy đau

7

Máu khó đông

Máu dễ đông

8

Dễ buồn ngủ    

Dù không ngủ vẫn thấy bình thường       

9

Nhiệt độ cơ thể thấp    

Nhiệt độ cơ thể cao       

10

Nước tiểu nhạt    

Nước tiểu đậm       

11

Màu môi nhạt    

Màu môi đậm       

12

Mí mắt bên trong màu hồng    

Mí mắt bên trong màu đỏ       

13

Mắt to    

Mắt híp    

So sánh âm dương trong các loại củ (củ cải)
Khi đánh giá âm và dương thì đánh giá "A là dương, B là âm" là không chính xác. Mà chỉ có so sánh "A dương tính hơn so với B" hoặc "B dương tính hơn so với A" . Lấy củ cải làm ví dụ để minh họa. Ta sử dụng kết hợp các bảng “Âm dương trong mọi vật” “Âm dương của màu sắc” “Âm dương của vị” để đánh giá.

  • Rau sống và rau đã chín khác nhau như nào ?

Rau sống (salat) là rau củ đã thái nhỏ và cho thêm muối vì thế đã dương tính hóa hơn (Mục 1, 13 trong bảng "Âm dương trong mọi vật"). Nhưng rau đã chín nóng hơn vì thế dương tính hơn rau sống (Mục 20)

  • So sánh giữa phần lá và phần củ của củ cải trắng

Nhìn vào màu sắc thì lá củ cải có màu xanh và củ thì màu trắng. Dựa vào bảng "Âm dương của màu sắc" có thể thấy màu xanh âm tính hơn màu trắng. Tiếp đến về cách sinh trưởng thì phần lá khi phát triển thì vươn lên trên còn phần rễ thì đâm xuống lòng đất. Theo bảng so sánh “Âm dương trong mọi vật” -mục 6 thì vươn trồi lên trên là âm, còn đâm xuống lòng đất là dương.
Nhìn vào hình dáng phần củ béo tròn, còn phần lá thon dài. Theo mục 16 bảng “Âm dương trong mọi vật” thì phần lá âm tính hơn còn phần củ dương tính hơn.

  • So sánh củ cải trắng với củ cà rốt

​Nhìn vào phần củ thì củ cải trắng có màu trắng, cù cà rốt có màu đỏ. Dựa vào bảng thì ta thấy màu đỏ dương tính hơn màu trắng. Hơn nữa củ cải nhiều nước còn củ cà rốt ít nước hơn (Mục11).
Nhìn vào phần lá thì cọng của cà rốt cứng hơn cọng của củ cải (Mục 17), khe rãnh củ cà rốt cũng nhiều hơn (đây là hoạt động của lực hướng tâm) do đó cà rốt dương tính hơn (Mục 2) còn củ cải âm tính hơn.

  • Củ cải sống và củ cải sấy cái nào dương hơn ?

Củ cải sống nhiều nước, củ cải sấy ít nước (Mục 11). Màu sắc: củ cải sống màu trắng, củ cải sấy màu nâu ngả vàng. Củ cải sống mềm, củ cải sấy cứng hơn (Mục 17) vì thế củ cải sấy dương tính hơn.

  • So sánh âm tính của củ cải sống và củ cải muối

​Củ cải sống nhiều nước (Mục 11) có vị cay nhưng không có vị mặn, trái ngược lại củ cải muối lượng nước bị giảm, có vị mặn vì thế củ cải sống âm tính hơn củ cải muối.

Củ cải và củ khoai môn:

Phần lá: lá củ cải có nhiều nhánh, lá củ khoai môn thì tròn và to (Mục 2). Lá củ cải mọc dưới đất thấp, còn lá khoai môn vươn cao lên trên mặt đất. Vì thế lá củ cải dương tính hơn (Mục 14) 
Phần củ: củ cải đâm xuống lòng đất còn củ khoai môn phát triển phân tán và nằm ngang trong lòng đất (Mục 3,8) vì thế củ cải dương tính hơn củ khoai môn.

Nguyên lý âm dương phần 2 - Phán đoán âm dương: Cái nào âm ? Cái nào dương ?

Áp dụng nguyên tắc ở phần trước để nhận biết cái nào âm cái nào dương. Ta thử nhận biết âm dương trong từng nguyên liệu thức ăn ở dưới đây. Nguyên lý âm dương không chỉ áp dụng trong các nguyên liệu thức ăn mà còn áp dụng được với người, động vật, đất đai…Càng thực hành nhận biết được nhiều thì món ăn sẽ trở nên ngon, lạ, và bổ hơn.

*Áp dụng bảng âm dương để nhận biết các loại rau củ sau:

Hẹ và Hành lá:
Nhìn qua có thể thấy hành lá âm hơn hẹ vì hành lá to hơn nhưng hẹ phát triển hơn hành lá (Mục 10), vào mùa đông hẹ bị héo, úa do lạnh còn hành lá thì không; nên hẹ âm hơn. Hơn nữa mùi vốn có của hẹ cũng biểu hiện tính âm.

Hành lá và Bắp cải:
Nhìn phần lá thì thấy hành lá dài hơn còn bắp cải hình tròn (Mục16). Về màu sắc: hành lá xanh đậm hơn còn bắp cải có màu xanh nhạt (Mục 19). Lá hành mọc thẳng lên tạo lỗ hổng giữa các lá, còn bắp cải lá cuộn tròn vào nhau (Mục 12); vì thế hành lá âm hơn còn bắp cải dương hơn.

Bắp cải và Cải thảo:
Nhìn màu thì bắp cải gần như màu trắng còn cải thảo màu xanh đậm hơn. Hơn nữa lá bắp cải cuộn tròn vào nhau còn lá cải thảo mọc riêng rẽ nhau (2). Do đó bắp cải dương hơn còn cải thảo âm hơn.

Cải thảo và bông cải xanh (súp lơ xanh):
Khi ăn cải thảo thì ăn phần lá và cuộng, còn cải bông xanh thì ăn phần hoa. Hoa là ở vị trí cao hơn lá và cuộng nên hoa âm hơn. Cải thảo có vị hơi đắng một chút còn bông cải xanh thì không. Vì thế cải thảo dương hơn còn bông cải xanh (súp lơ xanh) âm hơn.

Cải thảo và Bồ công anh:
Lá bồ công anh nhiều vết răng cưa còn lá cải thảo thì không có (2). Hơn nữa lá bồ công anh mọc nằm ra đất còn cải thảo thì mọc thẳng (8); rễ bồ công anh đâm sâu xuống lòng đất, rễ cải thảo thì ngắn (6).Bồ công anh cũng đắng hơn nên lá bồ công anh dương hơn còn cải thảo âm hơn. 

Ngưu bàng và củ sen:
Ngưu bàng đặc, củ sen thì có lỗ rỗng (12). Ngưu bàng đâm sâu xuống lòng đất còn củ sen phát triển nằm trên mặt đất (8); vì thế ngưu bàng dương hơn còn củ sen âm hơn.

Củ sen và khoai sọ:
Cuộng củ sen phát triển được trong bùn lầy lạnh; còn khoai sọ sinh trưởng trong đất, nghĩa là củ sen phát triển trong điều kiện âm hơn (9). Hơn nữa khoai sọ có nhiều rễ con mọc phân tán trên thân củ (3) vì thế củ sen dương hơn còn khoai sọ âm hơn.

Khoai sọ và khoai tây:
Khoai tây sinh trưởng trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè và được thu hoạch vào giữa mùa hè. Mặt khác khoai sọ được trồng từ mùa xuân, sinh trưởng trong mùa hè và được thu hoạch từ cuối xuân đến mùa đông. Nghĩa là trong điều kiện khí hậu nóng như nhau thì khoai tây âm hơn còn khoai sọ dương hơn (9).

Khoai tây sống và khoai tây luộc:
Khoai tây luộc đã tăng tính dương lên do nóng, vì thế so với khoai tây sống vẫn giữ nguyên độ lạnh thì khoai tây luộc dương hơn (20).

Khoai tây luộc và khoai tây rán:
Luộc thì nguyên liệu được cho vào với nhiệt độ chỉ lên tối đa 100 độ, còn rán thì nguyên liệu được cho vào dầu nóng tới 180 độ hoặc 200 độ. Nghĩa là rán đã tăng dương hơn nhiều so với luộc. Do đó khoai tây rán trở lên dương hơn hẳn khoai tây luộc.Khoai tây rán ít nước hơn (11), màu cũng gần trở thành màu nâu nhạt, đó chính là đặc trưng của tính dương.

Cháo và cơm gạo lứt:
Cùng cách thức nấu gạo lứt nhưng cháo được cho nhiều nước hơn (11), vì thế cháo âm hơn còn cơm thì dương hơn.

Cơm gạo lứt nấu bằng nồi áp suất với mì zarusoba:
Cơm gạo lứt thì hình hạt còn mì soba thì dài (16), khi ăn thì mì soba có nhiều nước hơn (11); vì thế cơm gạo lứt dương hơn còn mì soba âm hơn.

Mì soba luộc với mì udon luộc:
Màu sắc thì mì soba đen, mì udon trắng (Mì udon là loại bột mì khô đã được nhào), mì soba thì không nhớt lắm còn udon khá là nhớt, vì thế mì soba dương hơn còn udon âm hơn.

Mì udon luộc với bánh mì:
Mì udon là loại bột mì khô đã được nhào và ít chất dính (11,23). Mặt khác bánh mì là loại bột mì lên men được nướng và nhiều chất dính vì thế thông thường bánh mì âm hơn còn mì udon dương hơn. Tuy nhiên cũng có sự đảo ngược khi so sánh bánh mì nướng dương tính hơn mì udon lạnh đã được thêm gia vị. 

Ngưu bàng và táo:
Ngưu bàng đâm xuống lòng đất, còn táo thì mọc cao ở trên cây; do đó ngưu bàng dương hơn còn táo âm hơn (6).

Nho và nho khô:
Nho khô là do đã được sấy mất nước (11); vì thế nho khô dương hơn còn nho âm hơn.

Nho khô và quả hồ đào:
Nho khô là loại quả mềm (17), còn hồ đào là loại quả cứng khi ăn thì ăn bên trong hạt của nó. Càng gần trung tâm tính dương càng mạnh (5); vì thế quả hồ đào dương hơn còn nho khô âm hơn.

Lá và cuộng cải thảo:
Màu sắc: lá thì màu xanh đậm còn cuộng thì xanh nhạt (19). Lá rộng hình tròn còn cuộng thì dài (16). Hơn nữa so với là mềm thì cuộng cứng hơn (17); do đó cuộng dương hơn còn lá âm hơn.

Vỏ và lõi cà rốt:
Dương tính có tính kết tụ vì thế tính dương tập trung ở trung tâm, còn âm tính có tính phân tán vì thế tính âm tập trung ở mặt ngoài. Do đó lõi cà rốt dương hơn còn vỏ âm hơn.

Cà rốt và cà chua:
Cả hai đều có màu giống nhau nhưng cà rốt ăn phần củ sinh trưởng trong lòng đất và hướng xuống dưới, còn quả cà chua thì ăn phần quả sinh trưởng trên mặt đất (6). Hơn nữa so với cà rốt thì cà chua chứa nhiều nước hơn (11), vị cũng chua hơn. Cà rốt được thu hoạch vào cuối thu và đầu đông với khí hậu âm tính, còn cà chua được thu hoạch vào giữa hè với âm tính mạnh (9), vì thế cà rốt dương hơn.

Su hào và cà tím:
Su hào sinh trưởng trong thời tiết mát mẻ, còn cà tím có thể sinh trưởng trong mùa hè nóng nhất (9). Su hào củ hình tròn béo, màu trắng, lá xanh; còn cà tím màu tím, thon tính dương mạnh (16). Hơn nữa cà tím sinh trưởng trong lúc tính âm mạnh nhất, và chưa nhiều năng lượng âm tính (2); do đó cà tím âm hơn.

Củ sen và ớt tây (ớt chuông):
Cả hai đều rỗng ruột, củ sen được trồng vào mùa đông còn ớt chuông được trồng vào mùa hè (9). Lỗ rỗng của củ sen nhỏ hơn và được xếp đều nhau, còn ớt chuông lỗ rỗng bao với nhau thành hình cầu (2). Màu sắc: củ sen giống màu trắng, ớt chuông màu xanh. Khi ăn thì ăn phần cuộng còn ớt tây thì ăn phần quả (6);vì thế củ sen dương hơn còn ớt chuông âm hơn.

Nấm tươi và nấm khô:
Nấm khô là nấm tươi đã được làm khô, mất nước (11); vì thế nấm khô dương hơn còn nấm tươi âm hơn.

Nấm khô to và nấm khô nhỏ:
Nấm to hơn trên mặt đất thì tính âm sẽ mạnh hơn (13). Nấm khô to sẽ âm hơn, nấm khô nhỏ sẽ dương hơn.

Nấm khô và tảo bẹ (kombu):
Cả hai đều mất nước nhưng nấm khô sinh trưởng trên mặt đất còn kombu sinh trưởng dưới biển lạnh (9). Vì thế kombu dương hơn, còn nấm khô âm hơn. Và súp nấm khô cũng âm hơn súp kombu.

Tảo biển (hijiki) và rong biển (wakame):
Wakame màu xanh còn Hijiki màu đen. Wakame phẳng dài, còn Hijiki là những cái cuộng cuộn vào nhau (21). Do đó wakame âm hơn còn hijiki dương hơn.

Quả táo và quả hồng:
Mùi vị: táo có vị chua còn hồng có vị chát (vị chát dương hơn vị chua). Quả táo vỏ màu đỏ nhưng ruột màu trắng. Mặt khác quả hồng có vỏ và ruột màu tương đối giống nhau. Do đó hồng dương hơn còn táo âm hơn. 

Quả hồng và quả quýt:

Quả quýt nhiều nước hơn quả hồng (11), vì thế quýt mềm hơn còn hồng cứng hơn (17). Quả quýt mọc kết thành chùm còn quả hồng dính kết vào thân (3); do đó quả quýt âm hơn còn quả hồng dương hơn.

Quả quýt và quả lê:
Quả quýt có thể sinh trưởng ở nơi lạnh còn quả lê có thể sinh trưởng ở nơi nóng (9); vì thế quả quýt dương hơn còn quả lê âm hơn.

Quả lê và quả chuối:
So với quả lê thì quả chuối mọc ở vị trí cao hơn (6), to hơn (13) và mềm hơn (17), chúng mọc thành từng buồng riêng biệt (3), đây chính là những đặc trưng của tính âm. Quả lê sinh trưởng ở vùng ôn đới còn quả chuối sinh trưởng ở vùng nhiệt đới nơi có tính dương mạnh (9); vì thế quả lê dương hơn còn quả chuối âm hơn.

Nước và dầu: 
Dầu nổi trên mặt nước nghĩa là dầu nhẹ hơn nước (18), do đó dầu âm hơn còn nước dương hơn.

Dầu thực vật và dầu động vật:
Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu động vật lập tức đông kết lại còn dầu thực vật thì không (17); do đó dầu động vật dương hơn còn dầu thực vật âm hơn.

Dầu vừng và dầu chiết xuất từ hạt cải dầu:
Dầu vừng có màu nâu nhạt còn dầu từ hạt cải dầu có màu gần giống màu vàng. Khi nhiệt độ giảm xuống thì dầu đông nhanh là dầu vừng (17). Nghĩa là dầu vừng dương hơn còn dầu từ hạt cải dầu âm hơn.

Đậu phụ và đậu phụ cao nông (koyadofu):
Đậu phụ cao nông là đậu phụ được phơi ngoài không khí làm đậu khô và lạnh (4,11); vì thế đậu phụ cao nông dương hơn, còn đậu phụ thường âm hơn.

Quả hồ đào(quả óc chó) và đậu đỏ:
Quả hồ đào chứa nhiều tinh dầu còn đậu đỏ ít tinh dầu, dầu là âm tính mạnh (tham khảo mục nước và dầu). Quả hồ đào âm hơn còn đậu đỏ dương hơn.

Đậu đỏ và đậu tương:
Đậu đỏ màu đỏ còn đậu tương màu hơi trắng và đậu đỏ nhỏ hơn đậu tương (13); vì thế đậu đỏ dương hơn còn đậu tương âm hơn. 

Đậu tương và đậu xanh:
Khi ăn thì ăn đậu tương đã rang khô mất nước (11). Còn đậu xanh thon dài hạt có màu xanh vẫn chứa nhiều nước hơn so với đậu tương khô. Do đó đậu tương dương tính hơn đậu xanh.

Đậu xanh và ngô:
Đậu xanh màu xanh còn ngô màu vàng. Hạt đậu to hơn hạt ngô (13). Đậu xanh có vị thanh còn ngô có vị ngọt. Do đó đậu xanh âm hơn.

TrendingMore

Xem thêm