Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà - Phong tục tập quán Việt Nam

8:10:00 AM

Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà ? Phong tục tập quán Việt Nam có thể bạn chưa biết
Ở mỗi vùng miền khác nhau thì phong tục này cũng có sự khác biệt, dù có trái ngược nhau nhưng đều mang ý nghĩa tốt đẹp.


Trong phong tục cưới của miền Bắc: Kiêng mẹ chồng đi đón con dâu, có nghĩa là mẹ chồng không được góp mặt trong lễ đón dâu. Trước đó, mẹ chú rể chỉ được cùng một người họ hàng thân cận nhất tới nhà cô dâu, làm lễ xin dâu.




Sau đó khi đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng. Có những nơi người xin dâu không phải là mẹ chồng mà là người lớn tuổi trong gia đình nhà trai, thay mặt cho bên gia đình nhà trai đến xin dâu.
Tới lúc cô dâu mới về nhà chồng thắp hương ra mắt tổ tiên, họ hàng, mẹ chồng cũng phải tránh mặt. Khi đó, mẹ chú rể có thể ở trong phòng đóng kín cửa hoặc tạm lánh sang nhà hàng xóm, sao cho không giáp mựt với cô dâu. Chỉ tới khi các nghi lễ đã xong xuôi, đôi vợ chồng son mới vào phòng, mời mẹ ra mặt.




Nhiều người tin vào điều kiêng kỵ này vì họ cho rằng mẹ chồng nàng dâu không giáp mặt sớm thì sau này cuộc sống giữa hai người sẽ êm ả, không gặp nhiều va chạm.
Ở một số địa phương khác lại có tục: Khi con dâu vừa vào đến nhà thì mẹ chồng cầm chiếc bình vôi lánh tạm sang nhà hàng xóm ít phút. Tục này thể hiện rằng mẹ sẵn sàng trao quyền công việc nhà cửa cho con dâu, nhưng không phải trao hoàn toàn quyền quyết định mà bà là người nắm quyền điều hành, vì bình vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.



Nhưng một số địa phương ở miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh có tục lệ mẹ chồng ra cất nón cho con dâu. Phong tục đó là nhà trai phải đặt trước ngõ một cái nồi đồng và đựng đầy nước trong. Khi cô dâu vào đến cổng thì dùng gáo múc nước rửa mặt mũi chân tay ( làm phép), mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu

TrendingMore

Xem thêm