Bào chế, chế biến dược liệu gồm 2 giai đoạn: Sơ chế và bào chế thuốc đông y phần 1

5:56:00 PM

Bào chế, chế biến dược liệu gồm 2 giai đoạn: Sơ chế và bào chế thuốc đông y phần 1



A. SƠ CHẾ

Sơ chế là quá trình đưa nguyên liệu từ dạng thô như củ, rễ, quả, cành...thành dạng phiến. Để bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch, cần sơ chế ngay. Mỗi loại dược liệu có cách sơ chế riêng

Các giai đoạn chế biến dược liệu:

Lựa chọn dược liệu

1) Mục đích:

Loại bỏ những bộ phận không dùng, không đủ tiêu chuẩn làm thuốc

Loại những bộ phận gây ra những tác dụng không mong muốn

Tạo ra sự đồng đều về mặt kích thước giúp cho chế biến

b) Ứng dụng:

+ Các loại lá:

- Nên phơi trong râm cho héo dần, không nên phơi dưới nắng to sẽ làm cho thuốc khô dòn, vụn nát.

- Trước khi phơi hoặc sấy, thường người ta dùng phép "diệt men phân hủy" để giữ nguyên hoạt chất có trong lá.

Ví dụ: Vị thuốc cam thảo dây, nếu thu hái xong mà phơi ngay lá biến thành màu nâu xám, vị thuốc không ngọt, hoạt chất giảm đi, nhưng nếu chế biến bằng cách sao lá tươi trên chảo nóng bỏng, sau đó giảm dần lửa cho đến khi khô hẳn thì lá cam thảo dây vẫn giữ nguyên màu xanh lục vị ngọt đậm vì chất Gryxyrizin không bị phân hủy

+ Các loại thân cây có nhựa khô như Thạch hộc, nên luộc sơ qua rồi phơi nắng to cho khô.

+ Các loại củ, phải sấy từ từ, lúc đầu nhiệt độ khoảng 40-50 độ C, sau tăng dần 70-80 độ C, để tránh tình trạng bên ngoài vỏ đã khô mà trong ruột còn ướt

- Bỏ rễ phụ: Thạch xương bồ, thủy xương bồ, hương phụ, cẩu tích, cốt toái bổ...

- Bỏ đầu rễ: Nhân sâm, ngưu tất, đảng sâm...

- Bỏ đầu, chân, cánh: Ngô công, toàn yết...

- Bỏ lõi rễ: Viễn chí, mạch môn, tạng bạch bì, mẫu đơn bì, địa cốt bì...

- Bỏ lông: Tỳ bà diệp, lá hen..

- Bỏ lớp bần: Quế nhục, hậu phác, mẫu đơn bì, tang chi, tang bạch bì...

-Bỏ rễ, bỏ đốt: Ma hoàng

- Bỏ thịt còn sót lại: Xương động vật: gấu, trâu bò, mai yếm..

- Bỏ các tạp chất hữu cơ: Thạch cao, từ thạch....

TrendingMore

Xem thêm