Lễ vật trong cưới hỏi không thể thiếu trầu cau - Tục lệ văn hóa Việt

7:19:00 AM

 Lễ ăn hỏi gồm: trầu cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới, nữ trang cho cô dâu...

Ở những gia đình lễ giáo thời phong kiến xưa, họ thường  dùng bánh cặp nghĩa là gồm 2 thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những loại bánh hình tròn là dương, hình vuông là âm. Vì thế họ thường dùng những cặp bánh sau cho lễ ăn hỏi: bánh phu thê và bánh cốm hoặc bánh chưng và bánh giầy. Thông thường cùng kèm với bánh chưng và bánh giầy thường có quả nem.

Toàn bộ những loại bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi như bánh cốm, bánh su sê, bánh chưng, bánh giầy và quả nem đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, bởi màu đỏ chỉ sự vui mừng hoan hỷ.

Số lượng lễ vật phải là số chẵn ( bộ số của hai) tượng trưng cho việc có đôi có cặp và các lễ vật này đều được đựng trong tráp màu đỏ.

Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: Nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, người xưa có câu " Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Lễ vật trầu cau, nghi thức không thể thiếu trong cưới hỏi của nước ta

Tích xưa, trong sách Lĩnh Nam chích quái có ghi lại tích trầu cau như sau: Có hai anh em sinh đôi họ Cao một người tên Tân, một người tên Lang, mồ côi cha mẹ từ sớm nhưng hai anh em rất yêu thương nhau. Hai anh em cùng đến trọ học nhà thầy Lưu, thấy anh em họ lưu học giỏi và yêu thương nhau, nên thầy Lưu muốn gả người con gái duy nhất tên là Xuân Phù cho một trong hai người. Vì hai anh em quá giống nhau nên cô gái con thầy Lưu không biết ai là anh, ai là em. Cô bèn đưa bát cháo cùng một đôi đũa và để ý xem ai là người được ăn trước và cô thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước. Thế là cô xin phép cha cho lấy Tân làm chồng.

Lễ vật trong cưới hỏi không thể thiếu trầu cau


Từ ngày người anh lấy vợ không còn yêu thương em như trước, người em rất buồn. Một hôm vì trời tối chị dâu đã tưởng lầm Lang là chồng mình nên đã chạy lại ôm nhầm, Lang đã lên tiếng và cả hai rất ngại khi bị nhầm lẫn như vậy. Tân nhìn thấy cảnh đó thì sinh lòng nghi ngờ, khiến người em cảm thấy quá buồn tủi. Một chiều nọ Lang đã bỏ nhà đi, đến một bờ suối vắng, chàng kiệt sức và chết tại đó. Chàng chết đi và biến thành tảng đá vôi. Người anh về không thấy em đâu đã bổ nhào đi tìm, đi mãi đến tảng đá vôi cạnh bờ suối, chàng nhìn dòng nước chảy xiết và khóc thương em. Chàng chết đi biến thành cây cao, không cành, thân thẳng đứng lá xanh biếc. Người vợ ở nhà chờ chồng không thấy, cô liền đi vào rừng đến nơi có tảng đá vôi và cây cao, cô khóc và khi cô chết biến thành cây thâm mềm bám quanh thân cây cao không cành. Cảm kích cho tình cảm anh em, vợ chồng dân làng đã lập một ngôi miếu thờ. 



Một lần vua hùng thứ 4 đi tuần thú qua ngôi miếu, được dân làng kể lại câu chuyện buồn đó thì vô cùng cảm động. Vua đã bảo lấy quả của cây không cành, lá của cây dây leo cuộn vào nhau ăn thử thì thấy vị cay cay, thơm nồng, ấm áp và khi nhổ vào tảng đá vôi thì thấy màu đỏ như máu. Từ đó dân làng đặt tên cây không cành là cây cau, cây dây leo là cây trầu, và nhà vua ban lệnh sẽ dùng trầu, cau trong những dịp cưới hỏi và trong những việc của làng. Vì thế tục ăn trầu có ở nước ta từ thời đó.


TrendingMore

Xem thêm