Chuẩn bệnh qua sinh bệnh lý của Tỳ

11:23:00 PM


SINH BỆNH LÝ CỦA TỲ
1. Tỳ chủ vận hóa:
Tỳ chủ quản việc tiêu hóa, hô hấp, vận chuyển đồ ăn uống.
Đồ ăn uống vào dạ dày, tiêu hóa là nhờ tỳ với vị chung sức thực hiện, chất tinh vi sản sinh mà nó hấp thụ khí tống đạt đến khắp các bộ phận trong cơ thể, tu dưỡng các tổ chức khí quan trọng toàn thân.
Đồng thời tỳ còn vận hóa thủy thấp, nghĩa là nó thúc đẩy thủy dịch vận chuyển và bài tiết, để duy trì sự cân bằng, sự thay cũ đổi mới của dịch thể trong cơ thể.
Công năng ấy hoạt động tốt, bình thường chuyển hóa cơ bản tốt, thì ta thấy ăn uống biết ngon, khí huyết thịnh vượng, sắc môi tươi nhuận mướt, đại tiện điều hòa.
Khi công năng ấy hoạt động kém gọi là tỳ hư, thì sự vận hóa mất bình thường, ta sẽ thấy ăn uống không vào, hay sình bụng, đại tiện ra phân sệt, bắp thịt teo nhỏ.
Khi tác dụng vận hóa thủy thấp không làm tròn, ta sẽ thấy thủy thấp đình trệ ( nong nước, úng thủy) mà phát sinh bệnh thuy thũng đờm ẩm.
2. Tỳ thống huyết:
Tỳ có công năng thống nhiếp (cai quản) huyết dịch khiến chúng vận hành bình thường trong kinh mạch, đây là khi tỳ khí đầy đủ.
Khi tỳ khí hư thì công năng đó bị ảnh hưởng, máu huyết không trôi chảy, trong kinh mạch nó bật ra ngoài mới thấy các chứng thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, băng huyết...
Ngoài ra tỳ có quan hệ mật thiết với việc sản sinh huyết, tỳ có thể khiến công năng sinh hóa huyết dịch kém mà sinh ra chứng bần huyết.
3) Tỳ chủ tứ chi cơ nhục, khai khiếu tại miệng, tinh ba thể hiện tại môi:
Tỳ làm tròn chức năng của nó là vận hóa thủy cốc đem tư dưỡng cho toàn thân thời sự ăn uống thèm lạt thịnh vượng, bắp tay bắp chân no đầy rắn chắc, tay chân có sức, môi tiệng đỏ đẹp.
Khi chức năng ấy hư yếu, sự vận hóa thất thường thì ta sẽ cảm thấy chán ăn, bắp thịt teo róc, chân tay bủn rủn, môi miệng nhợt nhạt lạt lẻo.


SINH LÝ CỦA VỊ:
vị chủ thu nạp, tức dạ dày tương đối rộng lớn có công năng tiếp nhận cơm nước và nhồi bóp, làm chín nhừ bên trong, cho nên có tên gọi Thủy cốc chi hải ( cái bể chứa cơm nước)
tỳ với vị thông quá sự dính lứu kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý, vị chủ tiếp nhận, tỳ chủ vận hóa, chung sức hoàn thành công việc tiêu hóa, hấp thu chuyển vận vật dinh dưỡng. Tác dụng của tỳ đối với nhân thể có vai trò hết sức quan trọng, cho nên trên lâm sàng thường nhấn mạnh có vị khí thời sống, không vị khí thời chết và Tỳ là cái gốc Hậu Thiên.
Tỳ và vị có đặc tính không giống nhau, tỳ chủ thăng, ưa ráo ghét ướt, vị chủ giáng, ưa nhuận và ghét ráo, hai mặt ấy trái nhau nhưng chung sức làm nền việc.
Vị khí  giáng xuống cơm nước mới đi xuống, tiện cho việc tiêu hóa.
Tỳ khí thăng lên, chất tinh vi của cơm nước mới đưa tới phổi, lại được rãi khắp các tạng phủ trong cả người. Nếu vị khí không giáng xuống mà lại nghịch lên thì sẽ thấy bụng dạ buồn nôn, ói mửa, nấc.
Nếu tỳ khí không thăng mà lại giáng ( gọi là khí hư hạ hãm) thì xuất hiện các chứng kém hơi, nhác nói, ỉa chảy kéo dài, lòi trôn trê, sa dạ dày, sa dạ con, sa nội tạng
Tỳ thuộc âm bản thân sẽ dễ sinh thấp, dễ bị thấp tà xâm phạm thì thấy các chứng phát sốt, nhức đầu, đau mình, chân tay nặng nề, mình mẩy rủ mỏi, bụng dạ tức đầy, rêu lưỡi trắng dày, mạch nhu, hoãn
Vị thuộc dương, nói chung bệnh dạ dày phần lớn thuộc nhiệt thuộc hỏa xuất hiện các chứng khô miệng ham uống, không muốn ăn, hoặc nhức răng, chân răng chảy máu, thổ huyết, nục huyết.

TrendingMore

Xem thêm