Hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động dựa vào những yếu tố nào

9:28:00 PM

 Hệ thống đề xuất của Youtube hoạt động dựa vào những yếu tố nào


1. HỆ THỐNG ĐỀ XUẤT YOUTUBE LÀ GÌ?

Hệ thống đề xuất YouTube được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Giúp mọi người tìm thấy video họ muốn xem và nhận được giá trị từ video đó. Bạn có thể tìm thấy các đề xuất tại hai nơi chính trên YouTube: Trang chủ YouTube và Bảng đề xuất video “Tiếp theo”.

‣ Trang chủ YouTube bao gồm những video bạn nhìn thấy đầu tiên khi mở YouTube. Những video hiển thị ở đây là tổng hợp các đề xuất, nguồn đăng ký, các thông tin và tin tức mới nhất đã được YouTube cá nhân hoá cho riêng bạn.

‣ Bảng đề xuất video “Tiếp theo” xuất hiện khi bạn đang xem một video, và hệ thống sẽ đề xuất nội dung bổ sung dựa trên các nội dung bạn đang xem cũng như các nội dung liên quan mà YouTube nghĩ rằng bạn có thể quan tâm.

2. CÁCH YOUTUBE CÁ NHÂN HÓA ĐỀ XUẤT VIDEO

Để cá nhân hoá các video được đề xuất cho người dùng, hệ thống đề xuất YouTube không hoạt động dựa trên “công thức có sẵn” mà không ngừng phát triển, học hỏi mỗi ngày từ hơn 80 tỷ mẩu thông tin được gọi là tín hiệu. Đó là lý do tại sao việc cung cấp dữ liệu có tính minh bạch không chỉ đơn thuần là liệt kê công thức cho các đề xuất, mà  cần phải hiểu tất cả dữ liệu được cung cấp vào hệ thống. Để tăng độ chính xác của các video được đề xuất đến người xem thì YouTube phát triển bằng việc phân tích kết hợp một số tín hiệu với nhau: Số lần nhấp chuột (Clicks), Thời gian xem (Watchtime), Phản hồi khảo sát (Survey responses), Chia sẻ (Sharing), Thích (Likes) và Không thích (Dislikes).

*Số lần nhấp chuột (clicks)

Việc nhấp vào video cung cấp một tín hiệu mạnh mẽ rằng bạn tò mò và muốn xem video đó. Nhưng vào năm 2011, YouTube nhận ra rằng việc nhấp vào một video không có nghĩa là người xem đã thực sự thích xem video đó. Ví dụ khi bạn đang tìm kiếm những điểm tin nổi bật từ một trận đấu bóng đá thì bạn sẽ lướt qua các video trên màn hình hiển thị và nhấp vào một trong các video có hình thu nhỏ (thumbnail) và tiêu đề thể hiện phân cảnh của trận đấu. Tuy nhiên, video bạn vừa nhấp vào chỉ là video về một creator đang tự bình luận về trận đấu. Và bảng đề xuất video “Tiếp theo” chỉ xuất hiện các video về một bạn fan đang tự chia sẻ về trận đấu đó. Đây hoàn toàn không phải những video mà bạn đang muốn xem, và đó là lý do tại sao YouTube đã thêm thông số Watchtime (Thời gian xem) vào năm 2012.

Thời gian xem (watchtime)

Thời lượng bạn xem một video cung cấp tín hiệu được cá nhân hóa cho hệ thống YouTube về nội dung bạn muốn xem nhất. Ví dụ, nếu người hâm mộ quần vợt xem 20 phút các video tổng hợp highlight về trận đấu của Wimbledon, và chỉ xem vài giây cho các video phân tích trận đấu, thì hệ thống YouTube tự hiểu rằng người xem thích xem các video tổng hợp highlight hơn là video phân tích.

Tuy nhiên khi mới bắt đầu kết hợp thông số thời gian xem vào hệ thống đề xuất, lượt xem trên YouTube đã giảm 20%. Mặc dù YouTube luôn muốn ưu tiên đem đến nhiều giá trị nhất cho người xem, giá trị của thời gian xem của video giải trí có thể rất khác so với giá trị của thời gian xem cho video về học hành. Vì vậy YouTube không muốn người xem hối tiếc về những video mà họ đã dành thời gian xem, và nền tảng này phát triển dự án mới với mục tiêu đo lường giá trị mà người xem nhận được khi dành thời gian trên YouTube.

Phản hồi khảo sát (survey responses)

Để thực sự đảm bảo người xem hài lòng với nội dung họ đang xem, YouTube đã thêm một tín hiệu đo lường được gọi là “thời gian xem có giá trị” thông qua các cuộc khảo sát online, yêu cầu người xem đánh giá video họ đã xem từ 1 đến 5 sao và cung cấp lý do cho sự lựa chọn đó để xác định mức độ hài lòng của người xem. Tất nhiên, không phải ai cũng điền vào bản khảo sát trên mỗi video. Dựa trên các câu trả lời nhận được, mô hình máy học đã được YouTube thiết lập để dự đoán sự chính xác từ các phản hồi  khảo sát. Để kiểm tra độ chính xác của những dự đoán này, YouTube đã giữ lại một số câu trả lời khảo sát và so sánh với các video được hệ thống đề xuất.

Chia sẻ, Thích, Không thích (Shares, Likes, Dislikes)

Người xem thường sẽ hài lòng với video mà họ ấn nút ‘chia sẻ’ hoặc ‘thích’. Hệ thống của YouTube sử dụng thông tin này để dự đoán khả năng bạn sẽ chia sẻ hoặc thích các video khác có nội dung tương tự. Nếu bạn không thích một video, đó là tín hiệu cho thấy có thể bạn không muốn xem nội dung video đó.

Vậy bạn đã thấy mỗi tín hiệu của người dùng đều rất quan trọng cho việc đề xuất của YouTube. Nếu bạn hay chia sẻ nhiều video nào mà bạn đã xem, bao gồm cả những video mà bạn đánh giá một hoặc hai sao, hệ thống YouTube sẽ không đề cao thông số lượt chia sẻ đó với đề xuất nội dung cho bạn. Tất cả những điều này là lý do tại sao Hệ thống đề xuất của YouTube không tuân theo một công thức nhất định, mà phát triển linh hoạt thay đổi phù hợp với thói quen xem của người dùng.

TrendingMore

Xem thêm