Tìm hiểu về Can và Đởm - Sinh bệnh lý của Can và Đởm

10:16:00 PM

Tìm hiểu về Can và Đởm - Sinh bệnh lý của Can và Đởm

Sinh bệnh lý của Can:
1) Can chủ về sơ tiết:
Can có tác dụng thăng phát, thấu tiết chủ quản điều sự thư sướng điều đạt khí cơ của toàn thân.
Can khí tốt thì người nhẹ thênh, không nổi giận, không kinh sợ, móng tay, móng chân không cần sơn vẫn đỏ nhuận và đẹ, tiểu tiện thuận lợi.
Khi can khí mất đi sự điều đạt, sự sơ tiết thất thường, khí cơ không thư sướng, có thể xảy ra nhiều chứng bệnh:
- Can khí uất thì nổi giận, đau đầu, đau vùng gân mật, kinh nguyệt không đều, sưng vú.
- Can khí thăng phát thái quá thì đấy là chứng can dương lấn lên mà y học hiện đại gọi là cao huyết áp, có các chứng đau đầu chóng mặt, căng da đầu, hay cáu gắt.
- Can dương găng thịnh hóa hoa thì đau đầu dữ dội, đau mắt, đỏ mắt, tai ù tai điếc.
- Nếu can dương lấn lên cao độ hóa hoa sinh phong có thể xuất hiện hàng loạt chứng trạng như trúng phong  ( Tai biến mạch máu não)
- Nếu can khí thăng phát không đủ lại cũng chóng mặt, mất ngủ dễ kinh sợ, tinh thần hốt hoảng...
2) Can chủ về tàng huyết:
Can có công năng tàng trữ huyết dịch và điều tiết huyết lượng, khi hoạt động thì huyết dịch do can tàng trữ đó đem cung ứng cho các tổ chức khí quan nhu cầu, khi ngủ hoặc nghỉ ngơi thì huyết dịch lại đổ về can để tàng chứ. Hàm nghĩa của sự tàng huyết là có thể phòng ngừa chứng xuất huyết.
Nếu công năng tàng huyết ấy có phát sinh sự trở ngại sẽ phát sinh các chứng thất huyết.
3) Can khai khiếu ở mắt:
Can với mắt có quan hệ mật thiết, hễ can có bệnh thường ảnh hưởng đến mắt, can hư thì thị lực lờ mờ, thong manh, quáng gà, can hỏa bốc thì mắt đau mắt nhặm.
4) Can chủ gân, tinh ba nó thể hiện tại móng tay móng chân:
Can chủ quản sự hoạt động của gân, nó chi phối mọi hoạt động của khớp xương bắp thịt trong toàn cơ thể, mà gân dựa vào sự dinh dưỡng do can huyết mang lại, nếu can huyết không đủ hàm dưỡng được gân thì gân thấy đau co duỗi khó khăn, cũng như tê dại, tê rần, co cứng, co quắp
Móng tay, móng chân là phần dư của gân, có quan hệ mật thiết với can khí can huyết, hễ can huyết sung túc thì móng tay, móng chân cứng bén, đỏ đẹp, nếu can huyết không đủ thời móng tay móng chân khô khan, mềm yếu, thậm chí còn thối móng là khác, cho nên nói tinh ba của nó thể hiện ở móng tay móng chân.
Sinh bệnh lý của Đởm
Đởm ( mật) là một trong sáu phủ nhưng công năng của nó rất khác với các phủ, cho nên cũng xếp nó vào nhóm Phủ kỳ hằng.
Tác dụng chủ yếu của Đởm là tàng chứa mật, nước mật là một thứ dịch thể trong sạch cho nên gọi Trung thanh chí Phủ ( nơi hội tụ thể dịch trong sạch)
Đởm chủ quyết đoán không thiên lệch, có mối quan hệ với một số công năng hoạt động của thần kinh cao cấp, cho nên cũng gọi là trung chính chi quan; ngoài ra việc quyết đoán ấy đối với việc phòng ngừa và tiêu trừ ảnh hưởng xấu do tinh thần bị kích thích để duy trì và khống chế khí huyết trong người được vận hành bình thường, làm cho công năng tạng phủ ăn khớp nhịp nhàng với nhau.
Khi đởm có bệnh thì biểu hiện chủ yếu là đau dạ sườn, đắng miệng vàng da, nôn ra nước đắng
Người đởm khiếp có thể vì kinh khủng mà nên bệnh.
Can và Đởm thông qua sự dính lứu của kinh lạc mà cấu thành quan hệ biểu lý, nhất là can với đởm dính liền với nhau, khi có bệnh là hay ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên khi chữa trị thường phải chữa chung cho Can và Đởm.
Theo hiện tượng sinh bênh lý nói trên, đông y giảng đến can đởm thì tây y giảng về gan mật với một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật, hệ thống vận động, hệ thống huyết dịch với cơ quan thị giác.

TrendingMore

Xem thêm